Hiện nay, bệnh Parkinson ngày càng trẻ hóa, không chỉ người lớn tuổi mới dễ mắc bệnh mà ngay cả người trẻ cũng có khả năng mắc phải căn bệnh thần kinh này. Hiểu rõ về bệnh Parkinson ở người trẻ sẽ giúp hạn chế biến chứng và bảo vệ sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Bệnh Parkinson là căn bệnh thần kinh do thoái hóa một số tế bào trong não bộ gây ra những triệu chứng liên quan đến khả năng vận động như run tay chân, cử động chậm chạp, cứng cơ,…Điều này làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của người bệnh.
Bệnh Parkinson ở người trẻ chiếm khoảng 20% trong tổng số người mắc bệnh
Nguyên nhân gây bệnh Parkinson ở người trẻ cũng tương tự với người già và chưa có nguyên nhân chính xác. Nhưng bệnh có nguy cơ hình thành do các yếu tố di truyền và yếu tố môi trường, cụ thể là các đột biến gen PARK 1, 2, PINK 1, 2.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ cho biết có khoảng 32% người mắc bệnh Parkinson từ 20 – 30 tuổi và khoảng 65% người mắc bệnh dưới 20 tuổi có tình trạng đột biến các loại gen trên.
Ngoài ra, yếu tố môi trường cũng thúc đẩy khả năng hình thành và phát triển bệnh Parkinson. Người trẻ mắc bệnh do thường xuyên làm việc trong môi trường ô nhiễm, tiếp xúc với hóa chất độc hại như thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật,…Những cựu chiến binh bị nhiễm chất độc màu da cam thì con cháu của họ cũng có khả năng mắc bệnh.
Bệnh Parkinson ở người trẻ cũng có những triệu chứng rõ ràng như người cao tuổi. Người bệnh có thể nhận biết ra bệnh thông qua những triệu chứng sau:
Các triệu chứng thuộc về vận động
Run tay khi nghỉ là triệu chứng rõ rệt của bệnh Parkinson
Các triệu chứng không thuộc về vận động
Các triệu chứng của bệnh Parkinson thông thường có thể giống như người lớn tuổi nhưng có vài sự khác biệt về khả năng xuất hiện ở từng độ tuổi. Khi thấy cơ thể xuất hiện những triệu chứng trên bạn cần chủ động đến các cơ sở y tế để thăm khám, chẩn đoán kịp thời. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị bệnh cụ thể.
Thông thường, bệnh Parkinson thường gặp ở những người lớn tuổi, từ 50, 60 tuổi trở lên. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học nghiên cứu hiện nay có khoảng 10 – 20% người bệnh có dạng khởi phát sớm được gọi là bệnh Parkinson ở người trẻ.
Trường hợp người bệnh được chẩn đoán mắc bệnh Parkinson ở người trẻ có độ tuổi trung bình từ 21 tuổi đến dưới 50 tuổi. Một số ít thanh thiếu niên dưới 20 tuổi hoặc trẻ em cũng có dấu hiệu của bệnh Parkinson.
>>> Xem ngay: Chi tiết Bệnh Parkinson sống được bao lâu?
Các bác sĩ chuyên khoa thần kinh cho biết bệnh Parkinson ở người trẻ tuổi thường có những tiến triển khác với người lớn tuổi. Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh lại tương tự nhau, không có sự khác biệt lớn. Dựa vào độ tuổi mọi người vẫn cho rằng bệnh Parkinson là bệnh lý của người lớn tuổi.
Chính vì vậy, khi người trẻ tuổi có dấu hiệu của bệnh thường không được chú ý đến. Từ đó, dẫn đến nhiều trường hợp để bệnh nặng, không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Lý do là vì sự khác biệt của bệnh Parkinson ở người trẻ và người lớn tuổi là quá trình phát triển của bệnh.
Bệnh Parkinson ở người trẻ có xu hướng tiến triển chậm hơn, người bệnh có khả năng sống lâu hơn so với người cao tuổi. Tuy nhiên, khi người trẻ mắc bệnh ở giai đoạn đang phát triển sự nghiệp, có gia đình, có con thì nếu khả năng vận động suy giảm sẽ ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt, giảm chất lượng sống.
Hiện nay chưa có cách chữa khỏi hoàn toàn bệnh Parkinson nhưng có nhiều phương pháp điều trị bệnh hiệu quả, giúp kiểm soát các triệu chứng bệnh. Điển hình như sản phẩm hỗ trợ cải thiện bệnh có nguồn gốc từ Đông y PQA Thư Can Dưỡng Huyết
Đây là biện pháp hỗ trợ chữa bệnh Parkinson an toàn cho người trẻ. Sản phẩm được chiết xuất từ các vị thảo dược thiên nhiên, không chất phụ gia, không tạp chất, giúp làm giảm chứng run tay chân, cứng khớp,…Nó đã khắc phục được tình trạng nhờn thuốc, kháng thuốc và một số tác dụng phụ của thuốc Tây.
Nếu người trẻ đang bị bệnh Parkinson muốn loại bỏ bệnh Parkinson nhanh hơn, hiệu quả hơn thì đừng bỏ qua sản phẩm Thư Can Dưỡng Huyết. Đây là biện pháp tuyệt vời để người bệnh giảm các chứng bệnh, sớm có cuộc sống sinh hoạt bình thường.
Trên đây là tất cả những thông tin có liên quan đến bệnh Parkinson ở người trẻ. Căn bệnh này ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt, công việc của người trẻ nên cần thăm khám và điều trị kịp thời.