CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM PQA

Học tập và làm theo lời dạy của Thánh Y Hải Thượng Lãn Ông

Top 15+ câu hỏi hay nhất về bệnh sa tử cung bạn cần biết

Tác giả:
Tham vấn Y khoa:

Sa tử cung là bệnh lý rất dễ gặp ở phụ nữ sau sinh, đặc biệt là những người sinh thường nhiều lần. Dưới đây là tổng hợp các câu hỏi về bệnh sa tử cung được người bệnh gửi về Dược phẩm PQA và lời giải đáp để người bệnh có thể hiểu rõ hơn về sự nguy hiểm của căn bệnh này. Cùng tham khảo ngay nhé. 

hình ảnh sa tử cung

Sa tử cung là căn bệnh không nguy hiểm tới tính mạng nhưng ảnh hưởng trực tiếp tới hạnh phúc gia đình

Câu 1: Bị sa tử cung có thai được không?

Theo các bác sĩ của Trung tâm điều trị vô sinh hiếm muộn thì nếu bạn đang mắc sa tử cung ở giai đoạn I thì hoàn toàn có thể mang thai nhưng cần tham khảo ý kiến bác sĩ. Tốt nhất bạn nên điều trị dứt điểm sa tử cung trước khi mang thai để hạn chế tối đa các rủi ro có thể xảy ra. Bình thường bà bầu khám 4 lần 1 tuần nhưng nếu mang thai khi bị sa tử cung thì cần phải khám 2 tuần 1 lần.

Đối với trường hợp bị sa tử cung độ II, độ III lúc này tử cung đã tụt xuống dưới âm đạo, lúc này thai như sẽ không có không gian để phát triển, dễ dẫn tới thai chết lưu. Hoặc nặng hơn là thai chưa phát triển hoàn toàn đã bị trôi ra dẫn tới em bé tử vong, dị tật bẩm sinh và dễ gây băng huyết cho mẹ bầu. 

Câu 2: Bị sa tử cung có quan hệ được không?

Việc giao hợp sẽ không khiến cho phần tử cung bị sa kéo ra ngoài. Nếu bạn bị sa tử cung nhẹ thì việc quan hệ tình dục thường xuyên thậm chí còn cải thiện vấn đề này tốt hơn. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn bị sa tử cung nặng, việc giao hợp sẽ gây đau đớn cho người bệnh và có thể khiến cho tình trạng nhiễm trùng trở nên nặng hơn. Nên người bệnh vẫn cần phải điều trị bệnh sa tử cung từ sớm để ngăn tiến triển bệnh ảnh hưởng tới sức khỏe và mối quan hệ vợ chồng. 

Câu 3: Bị sa tử cung có đau không?

Khi bị sa tử cung cấp độ 2, 3 người bệnh sẽ luôn phải đối diện với tình trạng đau căng tức vùng bụng dưới. Thường xuyên có các cơn cơ tử cung, đau tử cung dữ dội. Bệnh càng tiến triển nặng thì càng ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và sinh hoạt thường nhật của người bệnh. 

Để giảm tình trạng đau căng tức vùng bụng dưới do sa tử cung, người bệnh có thể liên hệ trực tiếp tới số điện thoại tư vấn 0965.196.515  để được các dược sĩ PQA tư vấn hoàn toàn miễn phí. 

Câu 4: Hút thai có bị sa tử cung không?

Nạo hút thai không an toàn là một trong những nguy cơ hàng đầu khiến nữ giới dễ bị các vấn đề về tử cung như dính tử cung, thủng tử cung, băng huyết, tổn thương cổ tử cung hoặc âm đạo,...Thậm chí gây nhiễm khuẩn gây viêm dính buồng tử cung dẫn đến vô sinh. Tuy nhiên chưa có báo cáo nào liên quan tới vấn đề hút thai gây sa tử cung. 

Câu 5: Nhảy dây có bị sa tử cung không?

Nhảy dây hay chạy nhảy mạnh là nguy cơ bị sa tử cung vì dễ gây áp lực cho vùng chậu, cơ quan vùng chậu vừa nâng đỡ tử cung, vừa bị tạo sức ép sẽ khiến cho khả năng nâng đỡ suy yếu, hệ thống cơ dây chằng bị giãn quá mức làm tử cung bị sa xuống dưới vị trí bình thường. 

Câu 6: Sau sinh ho nhiều có bị sa tử cung không?

Ho nhiều, ho mãn tính cơ sàn chậu sẽ co bóp mạnh, gây áp lực lên tử cung. Nếu tử cung không đủ khỏe để chống lại áp lực này, nó có thể sa xuống âm đạo. Do đó phụ nữ sau sinh cần giữ ấm cơ thể, hạn chế bị cảm cúm, ho nhiều ảnh hưởng tới khả năng phục hồi của tử cung. 

Câu 7: Sa tử cung có kinh nguyệt không?

Nhiều người bị sa tử cung nhưng kinh nguyệt vẫn bình thường, vẫn có khả năng có thai. Nhưng mang thai khi đang bị sa tử cung thì rất dễ sảy thai, đẻ non. Nên việc phát hiện sớm và điều trị sa tử cung kịp thời là điều vô cùng cần thiết.

Câu 8: Bị sa tử cung có tập gym được không?

Những người bị sa tử cung cần hạn chế các động tác luyện tập ở tư thế đứng vì sẽ gây áp lực lớn cho cơ sàn chậu. Bạn cũng không nên nâng tạ quá mức hoặc thực hiện các động tác có thể gây áp lực lớn cho cơ sàn chậu để tránh tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn. Thay vì thực hiện các bài tập gym, các bạn nên chuyển sang tập các bài kegel sẽ tốt hơn cho sức khỏe và tăng khả năng phục hồi bệnh. 

Câu 9: Sờ thấy khối thịt hồng ở âm đạo có phải bị sa tử cung?

Nếu sau khi sinh bạn thấy có hiện tượng cửa âm đạo lòi ra gần giống như cục thịt thừa màu hồng kết hợp với tình trạng đau căng tức vùng bụng dưới, nhiều khí hư bất thường thì có thể bạn đã bị sa tử cung. Bạn cần tới cơ sở y tế gần nhất để thăm khám chẩn đoán và có phương pháp can thiệp kịp thời. 

Bạn có thể liên hệ trực tiếp tới số điện thoại tư vấn miễn phí 0965.196.515 để được dược sĩ PQA tư vấn rõ hơn về tình trạng bệnh của mình. 

Câu 10: Sa tử cung độ 2 có quan hệ được không?

Nếu như bạn bị sa tử cung độ 2, tử cung sa xuống cửa âm đạo, thậm chí có thể nhìn thấy bằng mắt thường thì khi quan hệ sẽ gây đau đớn cho người bệnh. Đồng thời tình trạng sưng viêm tử cung sẽ khiến cho người bệnh giảm ham muốn. Tình trạng tử cung viêm nhiễm, khí hư bất thường cũng sẽ khiến tâm lý cả hai vợ chồng không được thoải mái. Tốt nhất bạn nên điều trị sa tử cung sớm và kiêng quan hệ trong quá trình điều trị bệnh để tăng khả năng phục hồi. 

Câu 11: Sinh mổ có bị sa tử cung không?

Theo các chuyên gia về chăm sóc sức khỏe sinh sản, khi sinh mổ, vùng kín thường ít chịu tổn thương do bé không đi qua cửa mình của mẹ, nên các dây chằng và khung xương chậu không bị co giãn quá mức, nên nguy cơ bị sa tử cung cũng rất ít. 

Tuy nhiên không vì thế mà các mẹ không đề phòng căn bệnh này. Bởi dù sinh thường hay sinh mổ thì tử cung của mẹ cũng bị giãn ra do quá trình mang thai, nên nếu không nghỉ ngơi và chăm sóc các cơ và dây chằng đúng cách sẽ khiến chức năng nâng đỡ tử cung kém dần, tử cung bị sa xuống và dẫn đến bệnh sa tử cung. 

Câu 12: Sa tử cung có nguy hiểm không?

Sa tử cung là bệnh lý rất nguy hiểm. Ngoài ảnh hưởng trực tiếp tới tâm sinh lý người bệnh, suy giảm sức khỏe,...thì bệnh sa tử cung tiến triển nặng còn khiến cho người bệnh dễ bị sa cơ quan vùng chậu khác, nhiễm khuẩn diện rộng ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng người bệnh. 

Câu 13: Siêu âm có phát hiện được sa tử cung không?

Siêu âm là phương pháp quan trọng để bác sĩ đánh giá và chẩn đoán mức độ sa tử cung. Bởi thông quan hình ảnh siêu âm bác sĩ có thể đánh giá chính xác mức độ và lựa chọn phương án điều trị phù hợp với tình trạng bệnh hiện tại. 

Nếu bạn lo ngại về việc mắc sa tử cung, bạn có thể lựa chọn kỹ thuật siêu âm đầu dò - một kỹ thuật siêu âm tiên tiến nhất hiện nay để kiểm tra tử cung. Tuy nhiên, nếu bạn mắc sa tử cung giai đoạn 1 - khi dấu hiệu sa tử cung chưa rõ ràng - thì chẩn đoán thông qua hình ảnh siêu âm không được chính xác. Còn đối với tình trạng sa tử cung giai đoạn 2 trở lên với dấu hiệu sa tử cung rõ ràng thì thông qua siêu âm sẽ rất dễ để phát hiện bệnh. Từ đó, bác sĩ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng của bạn và lựa chọn các biện pháp điều trị thích hợp.

Câu 14: Vòng tránh thai có giảm nguy cơ sa tử cung không?

Vòng tránh thai là dụng cụ rất nhỏ được đặt vào lòng tử cung để ngừa thai. Dụng cụ này hoàn toàn không làm tăng hay giảm tình trạng sa tử cung

Câu 15: Mất bao lâu để phục hồi sa tử cung?

Sự phục hồi khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố - giai đoạn sa tạng chậu, sức mạnh và độ săn chắc của cơ sàn chậu, mô liên kết, di truyền, điều chỉnh lối sống và các bài tập sàn chậu.

Vì sự thay đổi sức mạnh của cơ mất 6-8 tuần, điều này có nghĩa là cơ sa của bạn có thể được hỗ trợ nhiều hơn và ở vị trí tốt hơn sau thời gian dài.  

Đôi khi kết quả có thể mất vài tháng vì vậy điều quan trọng là không từ bỏ tất cả các chiến lược quản lý và liên tục theo dõi bởi Bác sĩ Phụ Khoa để kiểm tra xem bạn tập có hiệu quả hay không.

Đội ngũ Dược sĩ PQA luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn. Kết nối với chúng tôi qua Zalogóc trái màn hình nhé!

Sản phẩm nào đẩy lùi sa tử cung tốt nhất hiện nay?

Để tăng cường hiệu quả phục hồi, rút ngắn thời gian điều trị, người bệnh sa tử cung có thể tham khảo sử dụng sản phẩm PQA Ích Khí Thăng Dương của Dược phẩm PQA. Đây là dòng sản phẩm chuyên biệt hỗ trợ điều trị sa tử cung từ thảo dược lành tính đã được Bộ y tế kiểm định về chất lượng, được các bác sĩ đầu ngành đánh giá cao về hiệu quả và được nhiều người bệnh sử dụng và khẳng định về hiệu quả. 

ích khí thăng dương PQA

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Hằng - BV YHCT Tuệ Tĩnh đánh giá cao về hiệu quả sản phẩm PQA Ích Khí Thăng Dương 

PQA Ích Khí Thăng Dương với sự kết hợp hoàn hảo của nguồn dược liệu quý hiếm, được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại, khép kín đạt chuẩn GMP-WHO đã và đang giúp người bệnh có thể giảm nhanh tình trạng đau căng tức vùng bụng dưới, loại bỏ khí hư, bã nhờn viêm nhiễm, múc mủ ủ cục tanh hôi sâu trong tử cung, tăng cường khả năng co hồi tử cung. Người bệnh nên sử dụng kết hợp thêm sản phẩm PQA Thăng Dương Khí để nâng cao khả năng hỗ trợ điều trị sa tử cung, rút ngắn thời gian phục hồi. 

Tuy nhiên, hiệu quả điều trị nhanh hay chậm sẽ phụ thuộc vào cơ địa của từng người. Để được tư vấn về liệu trình sử dụng phù hợp vui lòng liên hệ trực tiếp tới Dược Phẩm PQA để được hỗ trợ giải đáp hoàn toàn miễn phí!

 

Để lại thông tin liên hệ, đội ngũ Dược sĩ chuyên môn PQA sẽ gọi lại tư vấn cho bạn!

Trên đây là các câu hỏi về bệnh sa tử cung để chị em tham khảo và có thể áp dụng cho mình. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về sa tử cung, bạn vui lòng hệ trực tiếp tới tổng đài 0965.196.515 để được tư vấn và đưa ra cách điều trị tốt nhất. Cảm ơn quý vị đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Dược phẩm PQA. Chúc Quý khách hàng có thật nhiều sức khỏe. Trân trọng!

>>Xem thêm: 

Bình luận bài viết
(*) Thông tin bắt buộc

Bài viết liên quan

Cách hỗ trợ điều trị sa tử cung (sa dạ con) bằng thảo dược

Cách hỗ trợ điều trị sa tử cung (sa dạ con) bằng thảo dược

Ngày đăng:13/11/2024, Bởi:
Sa tử cung (sa sinh dục) là căn bệnh rất nhiều phụ nữ sau sinh gặp phải khi không kiêng cữ và chăm sóc vùng kín cẩn thận. Do tử cung dần tụt xuống âm đạo nên lúc nào người bệnh cũng sẽ có...
Xem chi tiết
Cách hỗ trợ điều trị sa tử cung (sa dạ con) sau sinh bằng Đông y an toàn

Cách hỗ trợ điều trị sa tử cung (sa dạ con) sau sinh bằng Đông y an toàn

Ngày đăng:13/11/2024, Bởi: Thu Thảo
Sa tử cung (sa sinh dục, sa dạ con, sa thành âm đạo) là bệnh rất nhiều phụ nữ sau sinh gặp phải. Do tử cung dần tụt xuống âm đạo nên lúc nào người bệnh cũng sẽ có cảm giác đau căng tức vùng...
Xem chi tiết
Tìm hiểu về Đau Bụng Kinh và Cách chữa Bằng Thảo Dược Đông Y

Tìm hiểu về Đau Bụng Kinh và Cách chữa Bằng Thảo Dược Đông Y

Ngày đăng:08/07/2024, Bởi:
"Đau bụng kinh" - hai từ tưởng chừng đơn giản nhưng lại ẩn chứa bao nỗi ám ảnh với nhiều chị em phụ nữ. Cơn đau dai dẳng, âm ỉ trong những ngày "đèn đỏ" khiến họ cảm thấy khó chịu, mệt...
Xem chi tiết
Thật hạnh phúc khi không còn những cơn đau căng tức vùng bụng dưới vì sa tử cung

Thật hạnh phúc khi không còn những cơn đau căng tức vùng bụng dưới vì sa tử cung

Ngày đăng:21/06/2024, Bởi: Thu Thảo
Là phụ nữ, đặc biệt là với những người đã trải qua sinh nở thì không có nỗi lo sợ nào hơn nỗi lo mắc sa tử cung sau sinh. Vì mặc cảm, tị tư và tâm lý e ngại thăm khám điều trị nên rất...
Xem chi tiết
Xem tất cả
0965.196.515